SL2 | Lãnh đạo theo tình huốngSituational Leadership II


Cách dùng người hiệu quả không phải ở chỗ làm mọi cách để hạn chế nhược điểm, điều quan trọng hơn chính là phải biết cách phát huy những ưu điểm của họ

Peter Ferdinand Druckeri

Mô tả khoá học

Nhóm khoáHình thức họcThời lượngMã khoá
Kỹ năng lãnh đạoĐào tạo trên lớp2 ngàySS.002

Quan điểm của lý thuyết lãnh đạo theo tình huống dựa trên ý kiến cho rằng phong cách lãnh đạo phù hợp nhất sẽ phụ thuộc vào tình huống. Hầu hết các thuyết lãnh đạo theo tình huống đều giả định rằng người lãnh đạo hiệu quả phải vừa sáng suốt và vừa linh động. Chúng ta hãy cùng xem xét các mô hình lãnh đạo theo tình huống của Fiedler, Hersey và Blanchard, và lý thuyết lãnh đạo đường dẫn-mục tiêu.

Trong chương trình này, tình huống liên quan đến mức độ ‘sẵn sàng’ của cấp dưới. Tính sẵn sàng ở đây được định nghĩa là mức độ mà cấp dưới có khả năng hoàn thành nhiệm vụ và sẵn lòng hoàn thành nhiệm vụ. Về phong cách lãnh đạo, Paul Hersey và Ken Blanchard chia 4 hình thức lãnh đạo cụ thể tuỳ theo tính sẵn sàng của nhân viên.

Mục tiêu khoá học

  • Cải thiện kỹ năng giao tiếp và rèn luyện để trở thành một nhà lãnh đạo đáng tin và đủ năng lực
  • Nâng cao trách nhiệm để trở thành nhà lãnh đạo nhiệt tình
  • Biết cách giữ chân và bồi đắp nhân tài
  • Tăng cao năng suất và tính khả thi khi làm việc
  • Phát triển bản thân qua việc nâng cao kỹ năng mềm, tiếp thu ý kiến, nhận xét và đưa ra ý kiến phản hồi chính xác
  • Động viên tinh thần nhân viên qua việc tiên phong trong  nhận trách nhiệm và công tác chuyên môn

Đối tượng học

Đối tượng đảm nhận công việc dẫn dắt và ra quyết định, bao gồm nhân viên, quản lý các cấp, giám sát viên và trưởng nhóm muốn trau dồi khả năng lãnh đạo.

Công cụ học tập

  • Mô hình lãnh đạo tình huống Blanchard
  • Hình mẫu mức phát triển
  • Mô hình phong cách hành vi
  • Kỹ thuật hỏi đáp

Nội dung khoá học

  • Tổng quan về mục đích và nhiệm vụ chính của lãnh đạo tình huống
  • Lãnh đạo cho tương lai: tầm quan trọng của tính linh hoạt, dễ thích ghi và thay đổi đa dạng
  • Khối niềm tin và hợp nhất giúp người học hiểu được “không có phong cách lãnh đạo tốt nhất” và tại sao tình huống đóng vai trò quan trọng
  • Chuẩn đoán: nhận diện manh mối trong các tình huống để tạo động lực, thúc đẩy tự tin và giúp nhân viên cống hiến hết sức
  • Tính linh hoạt: sử dụng đa dạng phong cách lãnh đạo khác nhau để tạo động lực
  • Hợp tác tăng hiệu suất: khám phá nhiều hướng giao tiếp tạo sự đồng thuận
  • Kết hợp khả năng lãnh đạo theo tình huống và nhu cầu
NIỀM TIN VÀ KHỐI HỢP NHẤT
  • Xây dựng ngôn ngữ chung
  • Học và giải thích tại sao không có phong cách lãnh đạo tốt nhất
  • Nắm vững 3 kỹ năng của lãnh đạo tình huống:chuẩn đoán, linh hoạt, và hợp tác
  • Thảo luận giá trị và niềm tin cốt lõi trong mô hình lãnh đạo tình huống
  • Hiểu được kết quả tích cực và hậu quả tiêu cực của việc giám sát quá nhiều hoặc quá ít
  • Xây dựng kế hoạch hành động cho lãnh đạo tình huống chuẩn đoán – bước đầu trong lãnh đạo tình huống
  • Định nghĩa mức phát triển: mức năng lực và chất lượng công việc trên thang chuẩn đối với nhân viên
  • Nhận diên tính cách và nhu cầu của người khác
  • Nâng cao kỹ năng để chuẩn đoán chính xác 
LINH HOẠT – KỸ NĂNG THỨ HAI CỦA LÃNH ĐẠO TÍNH HUỐNG
  • Nhận diện hành vi hỗ trợ và định hướng
  • Mô tả phong cách lãnh đạo: định hướng, huấn luyện, hỗ trợ, và lãnh đạo
  • Học cách kết hợpcác phong cách trên 
  • Khả năng bắt đầu hội thoại bằng những phong cách trên
  • Mô tả sự khác biết của các phong cách
  • Nhận biết phong cách của bản thân và cách sử dụng chúng linh hoạt
  • Học cách thích nghi với tính huống và sử dụng các phong cách hiệu quả 
HỢP TÁC TĂNG HIỆU SUẤT
  • Cách thúc đẩy nhân lực phát triển
  • Cách giao tiếp và tạo sự đồng thuận 
PHỐI HỢP
  • Phối hợp phong cách lãnh đạo với sự phát triển chung
  • Phương pháp chuẩn đoán mức độ phát triển cùng việc sử dụng phong cách lãnh đạo phù hợp
  • Giải thích kết quả của mức độ giám sát quá cao hoặc quá thấp
  • Thực hiện mức đánh giá năng lực và sử dụng phong cách lãnh đạo phù hợp

Add to Comment

You must be logged in to post a comment.